Vì sao có những chuyện Ân – Oán – Duyên – Nợ trong vô lượng kiếp. Lại không được nói ra với nhau cho rõ ràng? Và vì sao trong cuộc sống của chúng ta luôn có rất nhiều điều Trái ngang, Oan ức … Mà cũng không thể tự giãi bày cho rõ ràng ra mà phải nhẫn nhịn và chịu đựng? Để cho mọi khúc mắc Duyên – Nợ – Nghiệp được giải quyết hết? Tại sao khi có việc xảy ra lại phải giữ riêng một mình vậy !?
TẠI SAO PHẢI NHẪN NHỊN CHỊU ĐỰNG?
Ngay lúc nghĩ rằng có thể NÓI RÕ RA HẾT để MỌI GÚT MẮC được tháo gỡ. Thì cũng chính lúc đó “”Nhân – Quả”” hay “Duyên – Nợ – Nghiệp”” đó lại TRẢ CHƯA XONG.
Hầu hết chúng ta đều GIEO NGHIỆP TRONG VÔ MINH. Và những NHÂN xấu mà chúng ta đã GIEO đó chính là sự: Oan ức, Tủi nhục, Oán giận, bị Phản bội, bị Chèn ép, Đè nén … lên người khác …Vv…!
Đến khi GẶT QUẢ, nếu chúng ta lại “MUỐN BIẾT RÕ RÀNG RA” để không phải chịu đựng. Thì những Oan ức, Tủi nhục, Oán giận, bị Phản bội, bị Chèn ép, Đè nén …Vv… sẽ nhiều hơn gấp trăm lần ((Do phải trả NỢ có cả GỐC lẫn LÃI !))
Há sao mà có thể Buông Xả được cái “”Duyên – Nợ – Nghiệp”” đó xuống chứ …!
” Vô Minh ta GIEO NHÂN ác – Oan !?
Đến khi GẶT QUẢ, chớ kêu Than !
Hàm Oan, Tủi Nhục mà Xả Bỏ !
Nếu RÕ RÀNG rồi, Nghiệp CHẲNG TAN …”
SỰ NHẪN NHỊN, CHỊU ĐỰNG NÀY ĐÚNG VỚI MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA ĐỨC PHẬT: “GẶP OAN ỨC KHÔNG BIỆN BẠCH, VÌ BIỆN BẠCH CHÍNH LÀ NHÂN QUẢ CHƯA THỂ BUÔNG XẢ.”
Hãy lấy oan ức làm cửa ngõ ĐẠO HẠNH
MỘT LÀ: Nhớ lại câu chuyện QUAN ÂM THỊ KÍNH, để xem bản thân mình có phải chịu đựng tới mức đó hay chưa !?
” Xem trong bờ cõi Nước Ta,
Chùa Vân có Đức Phật Bà Quan Âm,
Phát nguyện hành Thiện Tu Tâm,
Nhẫn điều khó Nhẫn mới là Chân Tu.”
HAI LÀ: ((Gieo gì mới phải Gặt nấy !)) Bởi vì con người trải qua bao nhiêu kiếp trước tạo ít Phước báo, gây nhiều Nghiệp báo. Cho nên kiếp này mới phải gặp nhiều điều Oan ức.
- Khi gặp chuyện Oan ức, không than trời trách đất.
- Muốn cho cuộc sống bớt đi những điều Oan ức, Trái ngang. Con người cần tích cực Tu Tâm Dưỡng Tánh, cần cố gắng tạo ra nhiều Phước hơn.
- Cố tránh đừng Gieo tiếng Oán, đừng loan truyền tin đồn.
- Đừng vu oan giá họa, đừng làm đau khổ cho người khác.
- Dù cho đó là kẻ thù của mình, hay là kẻ mình không ưa cũng vậy …!
- ((Để tránh sẽ Gặt Quả Nghiệp báo nặng nề hơn gấp chục, gấp trăm lần …!))
SẼ RA SAO NẾU CHÚNG TA CHỌN TRẢ THÙ VÀ PHẢN ỨNG THAY VÌ NHẪN NHỊN VÀ CHỊU ĐỰNG?
- Nếu người nào nói xấu mình, mình cũng sẽ tìm đủ cách nói xấu lại, cho bỏ ghét. Người nào hại mình, mình bèn tìm đủ cách hại lại nặng hơn, cho đáng đời !
- Người nào không chịu giúp mình, không tốt với mình. Mình bèn tìm đủ mọi cách trả thù, cho hả giận. Rỉ tai biêu riếu, vu khống, cáo gian, vu oan giá họa, kiện cáo tụng đình.
- Mình cho rằng người ta xấu xa, người ta ác độc. Mà thực ra mình cũng vậy, thì MÌNH CŨNG ÁC có khác gì người ta đâu …!?
ĐIỀU ĐÓ CÓ NGHĨA LÀ
Mọi phản ứng cứ giống y chang như “”Ăn miếng trả miếng”” với những điều mà người đời gây ra cho mình. Thì luôn là quá dễ dàng. Và điều đó thể hiện rõ chúng ta cũng chỉ là một “”CON NGƯỜI BẢN NĂNG”” mà thôi !
Chỉ khi nào ta có thể NHẪN NHỊN được mới thực là khó khăn vô cùng; nhưng khi NHẪN NHỊN được như vậy chứng tỏ chúng ta KHÔNG CÒN CHẤP !
Mình chịu nhận lấy khổ đau, là không còn CHẤP người tạo đau khổ cho mình. Tức là chúng ta đã Thấu rõ và Hành được “”GIÁO LÝ VÔ NGÔ” mà Đức Phật đã dạy.
((Trong GIÁO LÝ VÔ NGÃ của Đạo Phật thì không có cái gì là “”Ta””, nên cũng không có gì là “”của Ta””. Đây chính là triết lý “”VÔ THƯỢNG VÔ CÙNG”” . Chúng ta cần phải nghiên cứu, phải tìm hiểu cho thấu đáo, phải học hỏi cho thấm nhuần. Để khi gặp chuyện Oan ức, Trái ngang trên thế gian này. Chúng ta vẫn luôn giữ được sự Thản nhiên, Tâm An -Trí Bình …!))
Có làm được như vậy, thì mọi Oan ức, Trái ngang sẽ chính là CỬA NGÕ. Giúp ta tiến vào CON ĐƯỜNG ĐẠO HẠNH !
PHẬT TÁNH CHÍNH LÀ 6 PHÁP BA-LA-MẬT
Nên nhớ rằng: PHẬT TÁNH chính là 06 Pháp Ba-La-Mật ((Lục bộ Ba-La-Mật)).
Bao gồm:
+ Bố Thí,
+ Trì Giới,
+ NHẪN NHỤC,
+ Tinh Tấn,
+ Thiền Định,
+ Trí Tuệ.
THẦY – ĐẠI SƠN TÙNG
CHÁNH NIỆM – TỈNH GIÁC